Wikia Fate Grand Order Việt Nam
Register
Advertisement
Thẻ mệnh lệnh
Command Card Stack

Thẻ mệnh lệnh (hay Command Card) sẽ quyết định cách tấn công mà Servant thể hiện trong trận đấu. Có 3 loại thẻ khác nhau: Quick, Arts và Buster. Mỗi lượt bạn sẽ nhận được 5 thẻ bất kì từ bộ thẻ của các servant đang có mặt trên sân để chọn cho lượt đó. Các Bảo Khí là những thẻ phụ không có sẵn trong bộ thẻ mà chỉ xuất hiện cùng với 5 thẻ bất kì mỗi lượt kia, miễn là Servant sở hữu Bảo Khí ấy có thanh NP đã sạc đủ 100% hoặc cao hơn.

Mỗi Servant có 5 thẻ, và bạn sẽ được phát đủ 5 thẻ từ bộ thẻ của mỗi Servant trong số lượt tương ứng với số Servant có trên sân; nói cách khác, nếu bạn có 3 Servant trên sân thì sẽ thấy toàn bộ 15 thẻ khác nhau ấy trong 3 lượt (hay từ lượt 1 đến lượt 3, bạn sẽ thấy toàn bộ số thẻ mệnh lệnh), sau đó bộ thẻ sẽ thiết lập lại và bắt đầu một chu kì phát thẻ mới. Điều này có nghĩa là bạn có thể theo dõi thẻ và dự đoán thẻ bạn sẽ có trong lượt sau trước khi bộ thẻ thiết lập lại.

Mỗi khi một Servant bị đánh bại, bộ thẻ sẽ được trộn lại từ đầu. Bộ thẻ cũng sẽ trộn lại khi sử dụng kĩ năng Xáo Trộn.

Chuỗi (Chain)

Chuỗi Quick, Arts, và Buster xảy ra khi 3 thẻ cùng loại được chọn. Chuỗi Brave xảy ra khi cả 3 thẻ được chọn đều là của một Servant.

  • Quick Chain - Nhận thêm 10 sao chí mạng.
  • Arts Chain - Mỗi Servant tham gia vào chuỗi nhận được 20% thanh NP.
  • Buster Chain - Đòn tấn công gây thêm lượng sát thương tương đương 20% chỉ số ATK của Servant trong 1 lượt. Không có tác dụng lên Bảo Khí.
  • Brave Chain - Thêm 1 đòn tấn công với 200% sát thương, hoặc 350% nếu chuỗi Brave cũng đồng thời là chuỗi Quick, Arts, hoặc Buster.

Hiệu ứng thẻ đầu tiên

Thẻ đầu tiên được chọn sẽ tạo thêm hiệu ứng cho những thẻ được chọn sau. Bảo Khí không được nhận hiệu ứng này.

  • Quick - Tăng 20% khả năng tạo sao.
  • Arts - Tăng 100% khả năng sạc NP.
  • Buster - Tăng 50% sát thương.

Chỉ số các thẻ theo thứ tự

Chỉ áp dụng cho những thẻ thường. Bảo Khí luôn gây ra một lượng sát thương nhất định dù đứng ở vị trí nào hay xuất hiện trong bất cứ chuỗi nào.

Loại thẻ Quick Arts Buster
Vị trí 1 2 3 1 2 3 1 2 3
Sát thương cơ bản 80% 96% 112% 100% 120% 140% 150% 180% 210%
Tỉ lệ sạc NP 100% 150% 200% 300% 450% 600% - - -
Tỉ lệ tạo sao 80% 130% 180% - - - 10% 15% 20%

Xem thêm

Bài viết của Phạm Hồng Phước (Fate/Grand Order VN Fanclub)

[Gameplay Guide] Tổng quan về Command Cards

Okay Thứ Bảy tuần này double quà nhân đôi niềm dui. Đây là bài tổng hợp về Command Card của mình, mặc dù khi viết mình hướng đến đối tượng newbie, nhưng mình hi vọng ngay cả những người chơi cũ cũng có thể tìm thấy những thông tin hữu ích từ bài viết này. Ok, bắt đầu thôi.

======================================

Command Card là mấy cái lá bài xanh xanh đỏ đỏ mà các bạn bấm vào để ra lệnh cho Servant tấn công, dễ hiểu ha ? Có 3 loại command card :

- Quick : Tạo sao tốt nhất, NP gain trung bình, damage tồi nhất. - Arts : NP gain tốt nhất, dmg trung bình, tạo sao tồi nhất. - Buster : Dmg lớn nhất, tạo sao trung bình, NP gain tồi nhất.

1) Cards Stat : Tuy nhiên, thứ tự chọn card cũng ảnh hưởng rất nhiều đến damage, khả năng tạo sao và NP gain của chúng, càng ở vị trí cuối, 3 thông số này càng cao hơn. Ở đây mình viết vậy thôi, ngó xuống cái hình ở phía dưới dễ nhìn hơn.

a) Quick : - Damage cơ bản : 80% (ở vị trí thứ nhất)/ 96% (ở vị trí thứ hai)/ 112% (ở vị trí thứ ba). - NP gain : 100%/150%/200% - Tạo sao : 80%/130%/180%

b) Arts : - Damage cơ bản : 100%/120%/140% - NP gain : 300%/450%/600% - Tạo sao : -/-/-

c) Buster : - Damage cơ bản : 150%/180%/210% - NP gain : -/-/- - Tạo sao : 10%/15%/20%

Như vậy, một card Quick ở vị trí thứ 3 vẫn có thể có dmg cao hơn card Arts ở vị trí thứ nhất. Ở điều kiện bình thường card Quick không thể nào charge NP tốt hơn card Arts, card Buster không bao giờ tạo sao tốt hơn card Quick, card Arts hầu như không tạo ra sao, và card Buster không thể charge NP.

======================================

NP Charge ATK hay NP charge mỗi hit là chỉ số đặc trưng thể hiện khả năng sạc NP của mỗi servant, chỉ số này càng cao, charge NP càng nhanh.

Star Generation mỗi hit là chỉ số đặc trưng thể hiện khả năng tạo sao của mỗi servant, chỉ số này càng cao, khả năng tạo sao càng tốt.

Số hit của mỗi card… thì là số hit của mỗi card :v Số hit càng cao, khả năng tạo sao và charge NP càng tốt.

Nhiều người tin rằng số hit càng nhiều, khả năng charge NP càng tốt (mà hình như mình cũng vừa nói thế ?). Thật ra trừ khi muốn tạo ra một servant sạc NP thật sự nhanh, trong hầu hết trường hợp những servant có số hit cao sẽ bị giảm chỉ số NP charge mỗi hit. Ngược lại, những servant có số hit thấp sẽ có NP charge mỗi hit cao hơn, để đảm bảo tất cả đều có một tốc độ sạc NP xêm xêm nhau.

Mặc dù về cơ bản thẻ Quick không bao giờ charge NP nhanh bằng thẻ Arts, nhưng nếu chênh lệch số hit quá lớn, thẻ Quick có thể làm điều này không kém gì thẻ Arts, như trường hợp của Jack và Okita.

Mặc dù về cơ bản thẻ Buster không thể nào tạo sao tốt hơn thẻ Quick, nhưng nếu thẻ Buster có quá nhiều hit so với Quick, nó có thể tạo sao tốt hơn, như trường hợp của Scathach.

Servant sẽ charge NP nhanh hơn và tạo nhiều sao hơn nếu đòn đánh được crit hay overkill. Overkill là hành động dã man thể hiện sự khát máu của Servant khi vẫn tiếp tục nện vào đầu địch mặc dù máu chúng đã tụt về 0. Suy ra, nếu muốn charge NP hay tạo sao tốt hơn hãy nhắm vào những kẻ địch còn ít máu. Mình hay đánh 1 mục tiêu gần hết máu rồi chuyển sang mục tiêu khác, để dành những con sắp chết chờ card đẹp phù hợp cho tạo sao hay charge NP. Đây chỉ áp dụng với mấy con creep cùi cùi thôi nhé, mấy con nguy hiểm để nó sống thọ càng lâu, nó oánh cho thành thương binh loại 1/4 đừng bắt đền mình.

======================================

2) Chain : Nếu chọn 3 card cùng màu, bất kể của servant nào, bạn sẽ hợp thành Quick, Arts hoặc Buster Chain :

- Quick Chain : Nhận thêm 10 sao. - Arts Chain : Mỗi servant góp mặt trong Arts Chain sẽ được 20% thanh NP. - Buster Chain : Mỗi card trong chain sẽ tăng thêm 20% chỉ số atk của servant, lượng dmg này không bị ảnh hưởng bỏi def up.

Nếu bạn chọn cả 3 card của cùng một servant đó sẽ là Brave Chain, lúc này bạn sẽ có thêm 1 extra card thứ tư với 200% dmg cơ bản. Nếu 3 card trong Brave Chain đó cùng một màu, tức đồng thời là một Quick, Arts, Buster Chain thì dmg card Extra sẽ là 350%, mạnh gấp 1.66 lần card Buster ở vị trí thứ 3.

Okay, chỗ chain này có một cái để nói. Đó là vào turn cuối cùng của một battle, khi enemy chỉ còn rất ít máu và bạn dám chắc đây sẽ là turn cuối của battle này, bạn có thể ứng dụng Quick, Arts, Buster chain. Ví dụ : - Nếu kẻ địch còn quá ít máu, một đòn Quick cũng đủ kết liễu chúng, sao không làm điều đó với một Quick Chain ? Bạn sẽ có thêm một lượng sao cho turn sau. Bạn có thể dùng chính NP Quick để thực hiện Quick Chain nếu bạn tin chắc kẻ địch sẽ chết ngay trước khi cái NP đó được sử dụng. - Tương tự với Arts Chain, bạn có thể dùng nó để charge 20% thanh NP cho những servant tham gia vào Chain.

======================================

3) First Card Bonus : Tuy card thứ hai và thứ ba mạnh hơn card đầu tiên, chính card đầu tiên mới là thứ quyết định chiến thuật mà bạn mong muốn. Thẻ bài đầu tiên bạn chọn sẽ áp đặt thuộc tính của nó cho toàn bộ những card khác, trừ NP. NP không được hưởng First Card Bonus.

- Quick : Những card phía sau sẽ tăng 20% tạo sao. - Arts : Những card phía sau sẽ tăng 100% NP gain. - Buster : Những card phía sau sẽ tăng 50% damage.

Điều này dễ dàng chỉ ra vì sao bạn nên chọn một Brave Chain BQA thay vì QAB nếu muốn tối ưu damage, mặc dù card sau mạnh hơn card trước. Trong một combo 3 Command Card thì : - 1st card, card đầu tiên tượng trưng cho trung tâm chiến thuật của bạn. - 3rd card, card cuối cùng tượng trưng cho cái đích mà bạn mong muốn. - 2nd card, card thứ hai trong combo sẽ là yếu tố mà bạn ít quan tâm nhất.

1st card Buster là cách chọn dễ dàng nhất và hầu như ít khi là lựa chọn sai. Chọn 1st card là Arts hoặc Quick thì dễ bị ngu hơn. Dựa vào tính chất cơ bản của 3 loại card, card Buster charge NP rất ít ngay cả khi có 1st card Arts, chỉ một số servant có thẻ Buster nhiều hit và NP charge atk tốt mới có thể dùng thẻ Buster để charge NP. Tương tự với card Arts, card này hầu như không tạo ra sao trong điều kiện bình thường ngay cả khi có 1st card là Quick, hãy cân nhắc trước khi lựa chọn.

Ví dụ, ABB rất hiếm khi là một combo charge NP tốt, BBA cho sát thương và charge NP tốt hơn trong hầu hết trường hợp. Tương tự, QAA hầu như là một combo vô dụng. AQA hay AAQ đều tốt hơn bất kể mục đích là charge NP hay tạo sao.

Card NP không được nhận 1st card bonus, sát thương không đổi khi đặt ở bất kì vị trí nào, không nhận bonus dmg từ Buster Chain nên trong hầu hết trường hợp hãy đặt card NP ở đầu dành slot thứ 2 và thứ 3 cho những card attack.

Bên cirnopedia có làm một bảng thống kê lượng NP charge và critical stars nhận được cho từng combo chain khác nhau của từng servant (công phu vãi).

http://fate-go.cirnopedia.org/command_cards_01.php#nav

Bạn sẽ biết được đâu là brave chain sạc NP nhanh nhất và tạo nhiều sao nhất cho servant của mình, rất tiện lợi.

======================================

4) Deck : Mỗi servant sẽ có 5 lá Command Card trong một deck. Command Card của một servant có thể phần nào nói lên vai trò hay thế mạnh của servant đó.

- QABBB ̶c̶̶h̶̶í̶̶n̶̶h̶ ̶l̶̶à̶ ̶3̶̶B̶ ̶t̶̶h̶̶ầ̶̶n̶ ̶t̶̶h̶̶á̶̶n̶̶h̶ ̶v̶̶ô̶ ̶đ̶̶ố̶̶i̶ ̶l̶̶à̶ ̶d̶̶e̶̶c̶̶k̶ ̶c̶̶â̶̶n̶ ̶t̶̶ấ̶̶t̶ là một servant lấy sức tấn công làm thế mạnh. ̶N̶̶h̶̶ữ̶̶n̶̶g̶ ̶s̶̶e̶̶r̶̶v̶̶a̶̶n̶̶t̶ ̶m̶̶ạ̶̶n̶̶h̶ ̶n̶̶h̶̶ấ̶̶t̶ ̶N̶̶ấ̶̶m̶ ̶g̶̶i̶̶ớ̶̶i̶ Berserker thường có deck này. - QAAAB là một servant có sức tấn công cơ bản trung bình nhưng gain NP nhanh. Deck này thường thuộc về Caster. - QQQAB có thế mạnh về tạo sao nhưng dmg cơ bản thấp nhất. Đây là deck đặc trưng của phần lớn Assassin. - QAABB cân bằng giữa NP gain và dmg. Deck này thường thấy ở Saber. - QQAAB cân bằng giữa tạo sao và NP gain. Nhiều Archer và Rider đời đầu có deck này. - QQABB cân bằng giữa tạo sao và dmg. Thường xuất hiện ở Lancer.

======================================

5) Draw Cards : Như mình đã nói ở trên, mỗi servant có 5 lá Command Card. Ba servant trên sân sẽ có 15 lá bài hợp thành một bộ bài.

- Turn đầu tiên của mỗi trận đánh, bạn sẽ rút ra ngẫu nhiên 5 lá trong số 15 lá bài đó. Sau đó tất nhiên bạn được chọn 3 trong số 5 lá này. Hai lá Command Card không được sử dụng sẽ vứt.

- Turn thứ hai, bạn sẽ rút ra 5 lá trong số 10 lá còn lại. Dựa vào 5 lá đầu tiên rút được ở turn trước, bạn có thể dự đoán phần nào 5 lá tiếp theo này bằng phương pháp loại trừ. Ví dụ : Nếu turn đầu cả 5 lá bài đều là của Waver thì chắc chắn 2 turn tiếp theo bạn sẽ không còn lá bài nào của Waver nữa.

- Turn thứ ba, bạn chắc chắn sẽ rút được 5 lá cuối cùng trong tổng số 15 lá bài. Nếu nhớ được bài của 2 turn trước, bạn hoàn toàn biết turn cuối cùng này mình sẽ rút được 5 lá bài gì.

- Turn thứ tư, 15 lá bài đã sử dụng sẽ được xào lại và tiếp tục lặp lại quá trình như turn thứ nhất. Tương tự, bài sẽ được xào lại vào những turn thứ 4, 7, 10, 13, 16, 19, 22… (3n + 1) với n ∈ N

Nhớ bài là một kĩ năng quan trọng trong những trận đánh khó khăn. Điều này giúp bạn phần nào dự đoán được những lá bài mình sẽ có ở turn thứ hai và hoàn toàn biết được mình sẽ có những gì ở turn thứ ba. Bạn không cần phải nhớ Command Card của cả trận đấu, chỉ cần nhớ 3 turn gần nhất tính từ lúc bài được xào thôi. Mỗi lần 15 lá bài xào lại, bạn có thể quên quách lần xào bài trước đó. Bạn có thể dùng những card yếu, chọn những chain ngucy để giữ địch sống sót, nhằm kéo dài thời gian chờ skill cooldown, charge NP hoặc chờ bài đẹp. Hay ngược lại kết liễu địch thật nhanh trong turn này để đến gặp boss với set bài đẹp mà bạn đã dự đoán trước.

Bộ bài sẽ có sự xáo trộn nếu bạn có sự thay đổi về nhân sự, 5 lá bài của người được thay vào sẽ thế chỗ 5 lá bài của người bị đổi ra. Hoặc khi bạn dùng áo (lễ khí) xào lại bài, bộ bài sẽ được xào lại và turn đó được xem như turn đầu tiên.

Nếu trên sân chỉ còn lại 2 servant, bộ bài sẽ chỉ có 10 lá, chỉ mất 2 turn để dùng hết và bộ bài sẽ được xào lại ở turn thứ ba thay vì turn thứ tư. Nếu trên sân chỉ còn 1 servant thì bộ bài sẽ chỉ có 5 lá Command Card của servant đó dùng đi dùng lại.

Chỗ này nói thêm cho vui thôi : Hệ quả của cách thức rút bài này là người tạo sao trong nhiều trường hợp không còn đủ card để hưởng chính số sao mà mình vừa tạo ra turn trước. Tuy nhiên trường hợp tự sản tự tiêu vẫn có thể xảy ra thường xuyên, ví dụ như nếu Okita tạo sao bằng brave chain AQQ, thì turn sau có thể 2 card Buster của Okita sẽ được hưởng. Hoặc Okita tạo sao vào turn thứ 3 thì turn thứ 4 bộ bài sẽ xào lại và nếu may mắn bạn có thể tiếp tục rút được card Okita để Okita hưởng trọn số sao này

Nếu muốn đảm bảo số sao mình tạo ra không bị lãng phí thì bạn có thể thiết lập một xã hội không công bằng, bắt tầng lớp Assassin cày sao để bọn Rider, Archer hưởng :)) Hoặc là tăng cung, tạo ra sản phẩm dư thừa trong xã hội, ví dụ đeo vài cái 2030 vào.

======================================

6) Team Build : Okay, các bạn đã biết cách vận hành của các lá bài. Vậy nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến cách xếp team ?

- Đầu tiên hãy xem ví dụ về team Waver, Tamamo, Jeanne. Deck của Waver là QAAAB, Tamamo và Jeanne cũng tương tự. Trong số 15 lá bài này chúng ta có 3 lá Quick, 9 lá Arts, 3 lá Buster.

- Tiếp theo là team Merlin, Jack, Heracles. Trong bộ bài này có 5 lá Quick, 5 Arts, 5 Buster.

Team thứ nhất có tới 9 card Arts, nên không nghi ngờ gì team 1 sẽ dễ dàng có được Arts Chain hơn team 2. Trong trường hợp tốt nhất thì cả 9 card Arts sẽ chia đều cho 3 turn, và cả 3 turn team 1 đều có Arts Chain. Nếu trường hợp xấu xảy ra, họ vẫn sẽ có ít nhất một turn có Arts Chain trong 3 turn.

Với team 2, họ chỉ có 5 card Art. Nếu may mắn thì họ cũng chỉ có tối đa 1 Arts Chain trong 3 turn. Và nếu xui, 5 card Arts này phân bố đều vào 3 turn theo kiểu 2/2/1 thì họ sẽ chẳng có Arts Chain nào cả.

Những ví dụ này dẫn đến hệ quảrằng nếu Quick/Arts/Buster Chain là một phần quan trọng trong chiến thuật của bạn, bạn phải chọn những servant có deck giống nhau. Nếu bạn muốn một team Arts có Arts Chain mỗi turn, spam NP kinh hoàng thì bạn phải chọn những servant có nhiều card Arts. Nếu bạn muốn một Quick team cày sao như mưa, ăn sao thay cơm bạn phải chọn những servant có nhiều card Quick.

Tuy nhiên, cái gì nhiều quá không phải lúc nào cũng tốt. Hãy tưởng tượng một team 3 Assassin với 9 Quick, 3 Arts, 3 Buster. Tất nhiên là team này cày sao rất khoẻ, nhưng nếu bạn muốn có một lá Arts làm 1st card để charge NP, hay một lá Buster làm 1st card để tăng sát thương bạn sẽ gặp khó khăn. Bộ bài mạnh về mặt nào thì cũng yếu về hai mặt còn lại, bộ bài mặt nào cũng mạnh thì chẳng mạnh về mặt nào =))

Ok, hãy lưu ý nếu Chain là một phần quan trọng trong chiến thuật của bạn. Còn nếu không, cứ thoải mái chọn những servant có deck chẳng ăn nhập gì với nhau.

Cuối cùng, vì bạn có thể dùng cách nhớ bài để dự đoán bài ở turn tiếp theo, nên tất nhiên bạn cũng có thể dự đoán được Chain ở turn tiếp theo, có ra đúng Chain mình mong muốn hay không. Nếu dùng những Servant có deck quá lệch nhau, rất có thể bạn sẽ không muốn bỏ lỡ một Art Chain ở turn này, vì đó là cơ hội tốt nhất để charge NP trong cả 3 turn.

======================================

7) Vậy chứ nên buff damage lúc nào ?

Tất nhiên với những skill buff 1 turn thì bạn nên dùng bất cứ lúc nào trên tay có nhiều card của servant muốn buff. Cái mình đang muốn nói là những skill buff dmg 3 turn trên một mục tiêu. Lấy ví dụ với Jeanne Alter là người nhận buff, mình muốn dùng skill 2 của Bride cho JA và dĩ nhiên, mình muốn trong 3 turn skill này còn hiệu lực, mình phải có trên tay nhiều card JA nhất có thể. Làm gì cũng phải tính bài thì tất nhiên buff cũng phải tính xem turn sau mình sẽ có card gì, mình sẽ chia ra 2 trường hợp :

a) Trường hợp thứ nhất là buff ngay turn đầu tiên sau khi xào bài. Trong 3 turn kể từ khi xào bài, chắc chắn cả 5 card của JA đều được phân bố trong này, nên nếu bạn buff cho JA ở turn đầu tiên, tất cả 5 card (Q AA BB) của JA đều sẽ được hưởng buff đó, không bao giờ trật đi đâu được. Buff sẽ hết tác dụng sau khi kết thúc turn thứ 3. Trường hợp này có ưu điểm là cả 5 card của servant nhận buff sẽ đều được buff, và bạn dùng skill càng sớm thì cooldown xong càng mau để sử dụng tiếp. Nhược điểm là chỉ có đúng 5 card được nhận buff mà thôi.

Bạn nên buff turn đầu nếu turn đầu rút được những thẻ bài quan trọng mà bạn không thể bỏ lỡ. Ví dụ : Turn 1 mình có cả 2 card Buster của JA trên tay. Mình không thể bỏ lỡ 2 cú Buster cực đau này nên mình sẽ buff ngay turn 1.

b) Trường hợp còn lại là khi turn đầu tiên bạn không rút được những thẻ bài quan trọng của servant muốn buff. Lúc này bạn có thể buff vào turn thứ 2, hoặc thứ 3 tuỳ vào set bài bạn nhận được ở 2 turn này.

Ví dụ : - Turn đầu tiên mình có trên tay card Quick của JA, bỏ qua, không buff. Turn thứ hai mình có một card Buster, vậy mình biết chắc chắn turn thứ 3 sẽ có một Brave Chain BAA của JA. Nên mình quyết định bỏ qua turn 2 luôn và để dành skill cho turn 3, lúc này cả 3 card BAA của JA đều được hưởng buff. - Turn thứ tư, bộ bài sẽ xào lại, skill vẫn còn hiệu lực tới hết turn thứ 5, nên khả năng cao là mình sẽ tiếp tục rút được card JA vào turn thứ 4 và thứ 5. Đây là một ván cược có xác suất thắng tương đối cao. - Trong trường hợp may mắn nhất, tất cả 5 card của JA sẽ phân bố hết ở turn thứ 4 và thứ 5, mình sẽ có được tối đa 3 + 3 + 2 = 8 card JA được hưởng buff, lời hơn hẳn con số 5 của cách thứ nhất. - Trong đa số trường hợp mình sẽ có thêm 1 vài card JA ở turn thứ 4 hoặc thứ 5, nhưng không phải tất cả, vậy là đủ. - Trong trường hợp xinloi đời quá đen, tất cả card JA đều dồn hết lại turn thứ 6, lúc này skill sẽ hết tác dụng, mình sẽ bị lỗ vì chỉ có 3 card ở turn thứ 3 được hưởng buff.

Đây là lý do vì sao mình thường không muốn buff ngay sau khi bộ bài xào lại, trừ khi turn đó bài quá đẹp. Nếu bạn buff vào turn thứ 2 hoặc thứ 3, tác dụng của buff sẽ kéo dài sang lần xào bài thứ hai và bạn sẽ có thêm cơ hội, liều ăn nhiều.

c) Hãy lưu ý một chút trước khi nhấn skill, nếu ở turn 1 bạn đã bỏ qua nhiều card quan trọng của servant muốn buff thì không nên buff ở turn 2, vì đến turn 3 bạn sẽ không còn card nào của servant đó cả, hoặc là chỉ còn những card kém quan trọng. Nếu có thể bạn sẽ muốn chờ sang lần xào bài tiếp theo.

Tip này không chỉ áp dụng cho buff ATK mà cho còn cho cả những buff tăng Q/A/B, critical dmg, NP charge, tạo sao v..v.. nói chung là tất cả những buff cho Command Card.

======================================

Tóm lại, hiểu rõ về cách vận hành của những lá Command Card giúp ích rất nhiều trong quá trình chơi, nhất là trong những đấu khó khăn. Nó giúp bạn biết cách sắp team, hiểu cơ chế rút và xào bài, biết phải lựa chọn thế nào trong turn này, biết mình sẽ có những thẻ bài gì trong turn sau, biết nên dùng skill lúc nào là hợp lý.

Các bạn nếu cảm thấy hữu ích đừng quên like, thả tym thả bông, share nó với bạn bè và truy cập group FGO Market để tham khảo giá bán chi tiết của, ờ, các account ngon… Like và reaction không ăn được nhưng nó giúp người viết thấy dui, hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.
Advertisement